Trust adviser
Satisfactory
Cần khảo sát và nắm qua hiện trạng công trình cần thi công hệ thống chống sét. Công trình ở đâu ? chiều cao dài rộng công trình như thế nào ? Công trình có nằm trong vùng nghuy cơ cao bị sét đanh hay không ?
Để từ đó lên biện pháp thi công đảm bảo an toàn đúng kỷ thuật cho công trình.Tuân thủ theo tiêu chuẩn chống sét hiện hành TCVN 9385-2012
7 bước thi công chống sét
Bước 1: Thi công bãi tiếp địa
– Thi công bãi tiếp địa là bước đầu tiên trong quá trình thi công hệ thống chống sét. Tránh trường hợp khi thi công hệ thống chống sét từ trên mái xuống nhưng bãi tiếp địa theo dự kiến không thể thi công được, vì vướng cơ sở hạ tầng bên dưới như dầm móng bê tông, đường ống nước, đường nguồn điện, cống bể ngầm. Thi công bãi tiếp địa cần căn cừ theo địa chất đất của công trình và phạm vi diện tích khu vực thi công tiếp địa.
– Những công trình nhà phố có không gian thi công nhỏ hẹp có thể thi công tiếp địa ở trong nhà sử dụng phương pháp “máy nén đóng chôn sâu từ 10m” hoặc biện pháp “khoan giếng thả cọc tiếp địa”.
– Nhưng công trình có không gian thi công tiếp địa lớn hoặc có địa chất đất khô cằn sỏi đà có thể thi công theo biện pháp đào rảnh dài từ 5 đến 10m chia đều các cọc tiếp địa từ 2.5m và đòng từ 4 cọc tiếp địa thép mạ đống ấn độ trở lên.
Trong quá trình thi công bãi tiếp địa cần tiến hành đo thử điện trở bãi tiếp địa. Điện trở đo của hệ thống chống sét yêu cầu phải nhỏ hơn 10 ôm. Tiếp địa an toàn điện và tiếp địa chống sét lan truyền phải nhỏ hơn 4 ôm. Tiếp địa an toàn điện nhẹ điên trở nhở hơn 1 ôm. Và một số công trình đặc biệt như nhà máy thủy điện thiết bị máy móc trong lĩnh vực y tế điện trở có thể nhỏ hơn 0.5 ôm.
Cần đo điện trở chống sét bằng máy đo điện trở đất chuyên dụng và sử dụng phương pháp đo 3 điểm. rong trường hợp điện trở chưa đạt cần đóng thêm cọc tiếp địa hoặc bổ sung thêm hợp chất GEM giảm điện trở.
Bước 2: Gia công cột chống sét
– Cột chống sét được lắp ở vị trí cao nhất ở công trình. Cột được làm bằng vật liệu inox hoặc thép mạ kẽm để không bị rỉ sét theo thời gian, bắt thêm dây neo để gia cố thêm phần chịu lực khi có giông bảo lớn. mổi công trình có mổi hình thái riêng nên cần tính toán gia công cột đỡ kim phù hợp nhắm đảm bảo kiên cố và thẩm mỹ.
Bước 3: Lắp kim dựng cột
– Lắp kim vào cột vào thời điểm không có mưa giông. Đấu nối kim thu sét tia tiên đạo vào cột đỡ kim bằng khớp nối cách điện composite, chú y ép đấu cốt vào dây dẫn sét đấu nối vào kim thu bằng đầu cốt thủy lực, xiết bulong thật chắc chắn ở vị trí này. Lựa chọn vị trí dựng cột đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ gần đường dây đi xuống bãi tiếp địa. Khoan bắt vào bê tông nên có sự tính toán tránh trường hợp thấm dột sau này, sử dụng thước livo cân chỉnh cột, bắt dây neo tăng đơ chắc chắn vào thành bê tông.
– Nếu lắp Chống sét truyền thống cần lắp nhiều kim thu trên mái nhà khoảng cách các kim 5m. Kim được sử dụng bằng vật liệu bền vững không bị oxi hóa. Kim mạ đồng, kim mạ kẽm, kim thu sét đồng
Chống sét cho nhà mái ngói thường có phạm vi nhỏ và chiều cao thấp, cột đỡ kim thu sét thường chỉ cần từ 1 đến 2m chiều cao so với mặt mái, lựa chọn vị trí lắp đặt kim thu sét thẩm mỹ và đảm bảo kỹ thuật. Chi phí lắp đặt cho công trình nhà mái ngói từ 10 đến 15 triệu.
Chống sét cho công trình nhà phố cấn chú ý đường đi dây dẫn sét, dây có thể đi theo trục hộp kỹ thuật đường ống nước, Có thể thi công hệ thống tiếp địa ở trong nhà. Chi phí lắp đặt chống sét công trình nhà phố từ 12 đến 16 triệu.
chống sét công trình nhà xưởng Cần lưu ý kim thu sét có bán kính bảo vệ rộng, nên cách điện giữa kim thu sét và mái tôn, cột đỡ kim nên có chiều cao L=5m và gia cố chắc chắn. Thường chống sét công trình nhà xưởng khi thi công xong cần ra giấy cấp kiểm định chống sét cho công trình để nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và nghiệm thu PCCC hàng năm. Chi phí lắp đặt chống sét nhà xưởng từ 12 đến 18tr
Bước 4: Đi dây thoát sét
Đi dây thoát sét cần tuân thủ tiêu chuẩn chống sét hiện hành, hạn chế đi dây có những đường gấp khúc quá lớn, hạn chế cắt đứt và quá nhiều mối đấu nối,
– đối với những công trình chiều cao dưới 28m có thể đi dây đồng bện 1x50mm bọc nhựa pvc. Những công trình có chiều cao trên 28m cần 2 đường dẫn thoát sét đi xuống hoặc tăng tiết diện dây dẫn sét lên 1x70mm – đường dây dẫn sét đi trong hộp kỹ thuật đường ống nước nên được luồn ống ghen PCV từ cột đỡ kim xuống bãi tiếp địa.
Bước 5: Lắp hộp kiểm tra điện trở
Lắp hộp kiểm tra điện trở thường áp dụng cho những công trình dự án, những công trình cần đo kiểm định hệ thống chống sét hàng năm, lắp hộp kiểm tra điện trở ở vị trí cách mắt đất khoảng 1.2m đến 1.5m. Hộp kiểm tra điển trở là mối hở nơi để đo kiểm tra điện trở bãi tiếp địa, thường những công trình nhà dân sẽ không cần thiết để lắp hộp kiểm tra điện trở bỡi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình. vì điểm đo không nhất thiết phải dùng đến hộp kiểm tra mà có thể đo trên một mối hở bất kỳ của bãi tiếp địa.
Bước 6: Hàn nối cọc tiếp địa
Hàn đầu nối tiếp địa Sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt để liên kết cọc tiếp địa và dây thoát sét. Bột đồng sau khi bị nóng chảy sẽ tạo nên một khối liên kết rất bền vững không bị oxi hóa và dẫn điện tốt. Sau khi hàn xong cần kiểm tra mối hàn có đủ độ ngấu và chắc chắn ta tiến hành đo điện trở kiểm tra. Trường hợp đơn vị thi công không trang bị khuôn hàn hóa nhiệt có thể sử dụng kẹp tiếp địa đồng chữ U, với mổi điểm liên kết giữa cọc tiếp địa với dây tiếp địa cần sử dụng 2 kẹp cho đảm bảo tính liên kết.
Bước 7 : Hoàn thiện hệ thống chống sét
Sau khi thi công hoàn thiện 6 bước trên càn kiểm tra lại tổng thể hệ thống chống sét đo kiểm tra lại bãi tiếp địa xem đã liên kết hệ thống, hoàn trả lại mặt bằng tiếp địa và thu dọn sạch sẻ trả lại hiện trang ban đầu cho chủ đầu tư.